TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TPHCM

TRUNG TÂM SỞ HỮU TRÍ TUỆ

  Lượt xem: 65

Nhãn hiệu của Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh đang được bảo hộ (cập nhật tháng 8/2024)

Nhãn hiệu [1]: 

  • Tên nhãn hiệu: HCMC U L
  • Chủ văn bằng bảo hộ: Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh
  • Nhóm sản phẩm, dịch vụ theo bảng phân loại Nice: 41 (Giáo dục và đào tạo); 45 (Dịch vụ pháp lý)
  • Số văn bằng bảo hộ: 4-0248799-000 
  • Ngày cấp văn bằng bảo hộ: 29/7/2015

Nhãn hiệu [2]: 

 

  • Tên nhãn hiệu:     HCMC U L 1996 Trường Đại Học Luật TP. Hồ Chí Minh
  • Chủ văn bằng bảo hộ: Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh
  • Nhóm sản phẩm, dịch vụ theo bảng phân loại Nice: 41 (Giáo dục và đào tạo); 45 (Dịch vụ pháp lý)
  • Số văn bằng bảo hộ: 4-0248798-000 
  • Ngày cấp văn bằng bảo hộ: 29/7/2015

Nhãn hiệu [3]: 

  • Tên nhãn hiệu:     UL HCMC Trường Đại Học Luật TP. Hồ Chí Minh 1996
  • Chủ văn bằng bảo hộ: Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh
  • Nhóm sản phẩm, dịch vụ theo bảng phân loại Nice: 41 (Giáo dục và đào tạo); 45 (Dịch vụ pháp lý)
  • Số văn bằng bảo hộ: 4-0242879-000
  • Ngày cấp văn bằng bảo hộ: 06/4/2015

Nhãn hiệu [4]: 

  • Tên nhãn hiệu:      Trường Đại Học Luật TP. Hồ Chí Minh 1996
  • Chủ văn bằng bảo hộ: Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh
  • Nhóm sản phẩm, dịch vụ theo bảng phân loại Nice: 41 (Giáo dục và đào tạo); 45 (Dịch vụ pháp lý)
  • Số văn bằng bảo hộ: 4-0254127-000 
  • Ngày cấp văn bằng bảo hộ: 10/11/2015

 

Tuyên bố quyền sở hữu trí tuệ: 
Các nhãn hiệu trên của chủ sở hữu nhãn hiệu - Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh đang được bảo hộ theo pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam.

Các hành vi sau đây được thực hiện mà không được phép của Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh thì bị coi là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu:

  • Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ trùng với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó;

  • Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ tương tự hoặc liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ;

  • Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ trùng, tương tự hoặc liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ; (Điều 129 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, 2022)

*Lưu ý: Thuật ngữ "Sử dụng" trên đây được diễn giải theo khoản 5 Điều 124 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, 2022), theo đó:

"5. Sử dụng nhãn hiệu là việc thực hiện các hành vi sau đây:

a) Gắn nhãn hiệu được bảo hộ lên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch trong hoạt động kinh doanh;

b) Bán, chào bán, quảng cáo để bán, trưng bày để bán, tàng trữ để bán, vận chuyển hàng hóa mang nhãn hiệu được bảo hộ;

c) Nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu được bảo hộ."

Tuỳ theo tính chất, mức độ xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu được bảo hộ của Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, cá nhân, tổ chức có hành vi xâm phạm quyền có khả năng bị xử lý bằng các chế tài dân sự, hành chính, hình sự theo quy định pháp luật Việt Nam hiện hành.